Cách diệt mối tận gốc bằng phương pháp hóa sinh
Sau khi đặt mồi nhử từ 10-15 ngày tiến hành kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp có đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp. Trước hết dỡ hộp nhử mồi, đổ hết các miếng mồi và những con mối trong hộp nhử vào 1 chậu khô, sau đó dùng thuốc bột PMC90 bơm đều lên các con mối trên bề mặt, miếng mồi cho đều rồi xếp lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp khử vào đúng vị trí ban đầu, 1 – 2 ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp.
+ Bước 3:
Phun thuốc diệt mối dạng dung dịch:
Sử dụng hóa chất chuyên dùng dạng dung dịch phun trực tiếp vào đường mối đi, nơi bị mối tấn công nhằm tiêu diệt hết mối thợ còn lại và phun trực tiếp lên bề mặt các kết cấu bằng gỗ, chân tường, những nơi mối có thể di chuyển và tấn công nhằm ngăn chặn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình.
Diệt mối cần được hiểu là phải diệt được cả hệ thống tổ mối trong đó có mối vua và mối chúa, có như thế mới “hết tận gốc ” được. Diệt tận gốc là có ý nghĩa như vậy.Mối khác các côn trùng khác ở điểm ” xã hội ” của tổ mối. Mối vua, mối chúa đảm nhiệm chức năng sinh sản thì không ra khỏi tổ đi kiếm ăn, thường chúng ta chỉ thấy mối lao động và mối lính. Nếu ta chỉ diệt các thành phần này thì không bao giờ hết mối. Trong tổ mối còn một tập đoàn mối khá lớn, hàng ngày mối chúa lại tiếp tục sinh sản.
Vấn đề tìm tổ mối trong nhà cửa, kho tàng rất phức tạp. Chỉ có loài mối “gỗ khô” ta có thể phát hiện được tổ của chúng một cách đơn giản. Tổ của loài mối này ở ngay trong gỗ, chúng đục thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Biểu hiện bên ngoài là chúng đùn những hạt phân ra ngoài như hạt cát người ta còn gọi là mối ” đống cát”.
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà, tổ của mối nhà phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà.